Rất nhiều bạn đang băn khoăn tiếp cận hai nghề điện lạnh và điện dân dụng, chưa phân biệt được nên chọn nghề nào và Sự khác nhau giữa nghề sửa chữa điện lạnh và điện dân dụng như thế nào. Để lựa chọn nghề phù hợp nhất cho bản thân, vừa không mất quá nhiểu thời gian vừa không tốn kinh tế để học cả hai nghề. Điểm khác nhau giữa hai nghề điện lạnh và điện dân dụng này đó là các thiết bị được học trong nghề, cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài chia sẻ này.
Sự khác nhau giữa Điện lạnh và Điện dân dụng
Điện lạnh và điện dân dụng là hai khái niệm khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa điện dân dụng và điện lạnh là gì nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Máy nén khí là gì? Phân loại máy nén khí và thông tin khác
- Ống đồng máy lạnh là gì và chức năng? Chi tiết thông tin
- Top 10 vật liệu cách nhiệt phổ biến hiện nay, Loại hiệu quả nhất?
Về thiết bị thì thiết bị điện gia dụng bao gồm các thiết bị điện được sử dụng phổ biến trong gia đình như tivi, hệ thống chiếu sáng, hệ thống âm thanh,… Đối với điện lạnh, các thiết bị vật tư điện lạnh bao gồm các thiết bị lạnh công nghiệp, làm lạnh dân dụng như máy điều hoà, tủ lạnh, tủ đông,… Nghề điện lạnh khác với nghề điện gia dụng về kỹ thuật sửa chữa cho từng thiết bị. Tuy nhiên, điện lạnh và điện gia dụng vẫn đang hằng ngày hỗ trợ cho nhau để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của con người.
Điểm khác biệt thứ 1
Điểm khác nhau giữa hai nghề điện lạnh và điện dân dụng này đó là các thiết bị được học trong nghề: Nghề điện lạnh, học viên được học sửa tủ lạnh, máy giặt và điều hòa. Nghề điện dân dụng học viên được học sửa các loại máy dụng cụ, máy cầm tay như máy khoan, máy cắt, máy hàn, máy mài, máy phát, máy hàn…v.vX Sửa các loại động cơ, động cơ một pha, đông cơ ba pha, sửa các loại thiết bị điện dân dụng trong gia đình như nồi cơm, bếp từ, bếp điện, bàn là, máy bơm, máy phát, máy nổ. thiết kế lắp đặt mạng điện đi nổi, đi chìm…v.v
Điểm khác biệt thứ 2
Điểm khác biệt thứ 2: đó là nghề điện lạnh thì vất vả hơn rất nhiều, các thiết bị trong nghề điện lạnh to nặng và đặc biệt khi các bạn lắp đặt điều hòa, các bạn phải leo trèo vất vả ngoài trời nắng và đổi lại. Thu nhập của nghề này cũng khá cao, bù lắp lại sự vất vả của nghề. Còn đối với nghề điện dân dụng thì các bạn không phải di chuyển nhiều, công việc nhẹ nhàng hơn, đỡ mất sức hơn, các bạn hoàn toàn có thể làm việc tỏng môi trường trong nhà mát mẻ, và nghề này là nghề ứng dụng cũng khá rộng rãi thiết thực trong cuộc sống hàng ngày.
So sánh giữa điện dân dụng và điện công nghiệp
Như các thông tin đã cung cấp ở trên, điện sử dụng trong công nghiệp phải chịu trách nhiệm vận hành những trang thiết bị máy móc có công suất rất lớn. Vì vậy, dòng điện 3 pha sẽ được áp dụng cho hệ thống điện công nghiệp, hệ thống điện sinh hoạt sẽ sử dụng điện 1 pha.
Một số tiêu chí so sánh cơ bản:
Tiêu chí | Điện 1 pha | Điện 3 pha |
Mức điện áp | – Tại Việt Nam, điện áp 1 pha là 220V– Ở một số quốc gia khác như Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ,… điện áp 1 pha thấp hơn: 110V, 120V,… | – Điện 3 pha tại Việt Nam có mức điện áp 380V– Đối với Nhật Bản, điện 3 pha có điện áp 200V còn ở Hoa Kỳ là 220V. |
Mục đích sử dụng | Điện một pha được sử dụng để vận hành các thiết bị có công suất nhỏ, phục vụ sinh hoạt gia đình. | Điện 3 pha được sử dụng trong các nhà xưởng, để vận hành những thiết bị, máy móc có công suất lớn. |
Mức độ phức tạp | Điện 1 pha gồm có 2 dây dẫn: 1 dây nóng và 1 dây lạnh. | Điện 3 pha gồm có 3 dây nóng và 1 dây lạnh. Đường điện 3 pha có cấu tạo tương tự như ba đường điện 1 pha chạy song song có chung 1 dây trung tính. |
Mức độ an toàn | Điện 3 pha rất dễ gây chập, cháy thiết bị nếu trong quá trình lắp đặt có nhầm lẫn. | |
Mức giá thành | Vì được xếp vào loại điện để sản xuất, kinh doanh nên điện 3 pha sẽ có giá thành tương đối cao hơn so với điện 1 pha. |
Cả hai nghề này đều là nhưng nghề không bao giờ thiếu việc làm. Và cũng không hề khó học. Chỉ các các bạn có đam mê có quyết tâm thì các bạn sẽ thành nghề và tự tin khởi nghiệp khi lựa chọn các nghề này. Nghề điện dân dụng cũng như nghề điện lạnh, không đòi hỏi người học phải có trình độ văn hóa cao, chỉ cần các bạn có đam mê nghề là các bạn hoàn toàn có thể theo nghề được và làm tốt nghề.
Có thể bạn quan tâm:
- Máy biến áp – Chi tiết cấu tạo và nguyên lý hoạt động
- Điều hòa hai chiều có ưu và nhược điểm gì khi sử dụng?
Vừa rồi là những chia sẻ về sự khác nhau giữa Điện lạnh và Điện dân dụng. Mong rằng với những thông tin này bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan nhất về hai ngành này nhé.