Có rất nhiều cơ sở để phân loại dây quấn động cơ như dựa trên công nghệ thiết kế cuộn dây, dạng nhóm cuộn dây, số cạnh tác dụng trong mỗi rảnh hoặc cách đấu dây giữa các nhóm cuộn. Hãy tham khảo chia sẻ cách thức phân loại dây quấn máy biến áp chi tiết tại bài viết này nhé.
Phân loại dây quấn máy biến áp
Gọi là dây quấn 1 lớp hoặc 2 lớp khi mỗi rảnh trên stator đều chứa 1 cạnh dây hoặc mỗi rảnh đều cùng chứa 2 cạnh dây như nhau. Trong cách phân loại tổng quát này, không tùy thuộc dạng nhóm cuộn đồng tâm hay đồng khuôn. Thông thường phân loại theo nhóm cuộn dây phổ biến hơn vì trực quan, dễ nhận dạng. Có thể phân loại tổng quát như sau:
Có thể bạn quan tâm:
- Vỏ biến áp là gì? Vỏ này thường được làm bằng chất liệu gì?
- Hiệu suất của máy biến áp trong thực tế là khoảng bao nhiêu?
- Cách phân loại máy biến áp đơn giản, dễ dàng nhất hiện nay
Đối với dạng dây quấn của động cơ 3 pha
+ Dây quấn đồng tâm
Dây quấn đồng tâm 3 mặt phẳng
Dây quấn đồng tâm 2 mặt phẳng
Dây quấn đồng tâm xếp lớp
+ Dây quấn đồng khuôn
Dây quấn đồng khuôn 1 lớp
Dây quấn đồng khuôn 2 lớp
Dây quấn đồng khuôn mắt xích
Đối với dạng dây quấn của động cơ 1 pha
Dây quấn sin đồng tâm chiếm 90%
Dây quấn đồng khuôn 2 lớp
Mỗi dạng của dây quấn của động cơ 3 pha và động cơ 1 pha đều có đặc điểm riêng và có ưu nhược điểm của nó. Vì vậy khi vẽ trình bày 1 dạng dây quấn nào cũng phải thể hiện các đặc trưng của dạng dây quấn đó.
Các loại dây quấn khác
Dây quấn đồng tâm 3 phẳng
Đây là dạng dây cuốn được hình thành bởi các cuộn đồng tâm, dạng dây quấn 1 lớp luôn luôn đấu cực thật, nên có số nhóm cuộn bằng số từ cực của động cơ. Khi trình bày dạng dây quấn này, phải vẽ thể hiện các đầu cuộn dây của mỗi pha, nằm trên 3 lớp phân cách khác nhau.
Ưu điểm:
+ Việc lắp đặt bộ dây quấn trên Stator, vô hẳn liên tục cả pha, tránh được các mối nối giữa các nhóm cuộn trong cùng 1 pha.
+ Thời gian gia công lắp đặt nhanh
+ Bớt khối lượng dây đồng so với dạng dây quấn đồng tâm 2 mặt phẳng.
Khuyết điểm:
+ Các đầu cuộn dây vì nằm ở 3 lớp phân cách nên choán chỗ nhiều.
+ Việc lót giấy cách điện giữa các pha cần phải cẩn thận
+ Phải mất thời gian gia công thực hiện bộ khuôn đồng tâm
+ Còn tồn tại sóng bậc 3 ảnh hưởng đến tính năng của động cơ.
Dây quấn đồng tâm 2 mặt phẳng
Được hình thành bởi các nhóm cuộn dây đồng tâm,dạng dây quấn 1 lớp và luôn luôn đấu cực giả, nên có số nhóm cuộn chỉ bằng 1/2 số từ cực của động cơ. Chỉ áp dụng khi động cơ có 2p>=4.
Khi trình bày dạng dây quấn này, nên vẽ các đầu cuộn dây của các pha nằm trên 2 lớp phân cách. Vì vậy vẽ các nhóm cuộn dây của mỗi pha có kích thước khác nhau ( thực tế thì các nhóm cuộn của các pha đều có kích thước bằng nhau)
Có thể bạn quan tâm:
- Điều hòa hai chiều có ưu và nhược điểm gì khi sử dụng?
- Tivi 32 inch – Thiết bị điện tử mang đến làn sóng mới mẻ
Ưu điểm:
+ Việc lắp đặt bộ dây quấn trên stator dễ dàng, khi lắp đặt từng nhóm cuộn được lắp kế tiếp, xong hoàn tất 3 pha mới đấu nối dây lại.
+ Thời gian gia công lắp đặt nhanh, ít tốn giấy lót cách pha giữa các nhóm cuộn.
Dây quấn đồng khuôn 2 lớp
Cũng như dạng dây quấn đồng khuôn 1 lớp, nhưng có mỗi rảnh chứa 2 cạnh dây và các nhóm cuộn dây được xếp chồng gối lên nhau, có thể thực hiện đấu dây cực thật hay cực giả.
Ưu điểm:
Các đầu cuộn dây do chỉ có số vòng bằng 1.2 số vòng so với dạng dây quấn đồng khuôn 1 lớp nên được thu gọn hơn. Thường được thực hiện bước ngắn nên tiết kiệm được khối lượng dây đồng so với các dạng dây quấn khác và dễ làm khuôn cuộn dây.
Triệt được sóng bậc 3 nên nâng cao tính năng vận hành của động cơ
Khuyết điểm:
- Thời gian gia công lâu
- Việc đấu dây dễ bị nhầm lẫn nên phải lắp đặt các nhóm cuộn dây theo trật tự, dễ để xác định các đầu dây ra.
- Hao tốn nhiều vật liệu cách điện giữa các pha.
Trên đây là những chia sẻ cách thức phân loại dây quấn máy biến áp chi tiết nhất gửi đến bạn đọc đang quan tâm. Mong rằng sẽ hữu ich với mọi người nhé!